0963 923 783

Để công trình xây dựng đẹp bên ngoài chắc bên trong thì thi công sơn chống thấm là giải pháp hàng đầu mà nhiều người lựa chọn nhằm hạn chế tối đa việc thấm nước cho bề mặt tường dưới tác động của thời tiết và khu vực độ ẩm cao…Tuy nhiên cần áp dụng quy trình sơn chống thấm đúng tiêu chuẩn kỹ thuật thì mới giúp phát huy hiệu quả tối đa.

Trong bài viết dưới đây, Phúc thịnh phát chia sẻ nguyên tắc và quy trình sơn chống thấm chuẩn kỹ thuật để bạn tham khảo và áp dụng.

3 Nguyên tắc chống thấm cần biết trước khi thi công

3 Nguyên tắc chống thấm cần biết trước khi thi công

  1. Chống thấm từ phía có nguồn nước

Chống thấm từ phía có nguồn nước (chống thấm thuận) là biện pháp chống thấm một cách chủ động, hiệu quả nhất.

Đây là phương pháp xử lý chống thấm phổ biến nhất hiện nay với nguyên lý chống thấm chính là xử lý thấm cùng chiều với tác động xâm nhập của nước. Chiều đi của nước sẽ cùng chiều với liên kết chống thấm.

Ứng dụng thực tế:

– Xử lý chống thấm sàn nhà vệ sinh, chậu rửa, bếp ăn.

– Xử lý chống thấm tường nhà ngoài trời

– Xử lý chống thấm trần, mái tôn, sân thượng

– Xử lý chống thấm hồ bơi được xây dựng trên cao.

  1. Chống thấm phía sau nguồn nước 

Chống thấm phía sau nguồn nước (chống thấm ngược) áp dụng khi không thể chủ động chống thấm ở phía trước nguồn nước. Đây được gọi là chống thấm bị động.

Phương pháp này sẽ tuỳ vào trường hợp cụ thể mà quyết định thực hiện. Chống thấm phía sau nguồn nước hoạt động trên nguyên lý liên kết chống thấm ngược chiều với chiều xâm nhập của nước.

Ứng dụng thực tế:

– Chống thấm bể bơi dưới mặt đất và những công trình ngầm trong lòng đất.

– Xử lý chống thấm khe tiếp giáp hẹp giữa 2 công trình.

– Xử lý chống thấm tường không trát bên ngoài và nước ngấm vào trong

– Chống thấm bể nuôi trồng thuỷ sản, ao hồ, tầng hầm nhà do hoạt động của các mạch nước ngầm

Mua ngay sản phẩm: Sơn Lót Chống Thấm Ngược Mykolor Passion Dampsealer

  1. Chống thấm “tầng tầng lớp lớp”

Với những bề mặt lồi lõm, gồ ghề, bạn không thể quét một lớp sơn chống thấm mà nên sử dụng nhiều giải pháp chống thấm liên tiếp nhau

* Đối với những kết cấu bê tông hay bê tông cốt thép, trước khi quét sơn chống thấm thì cần đầm chặt để gia tăng khả năng ngăn nước.

Quy trình sơn chống thấm tường nhà chuẩn kỹ thuật

Khâu thi công có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả chống thấm nói riêng cũng như chất lượng công trình nói chung. Lớp sơn tường có bền hay không? Ngôi nhà có bền đẹp lâu dài theo thời gian hay không đều phụ thuộc vào quy trình sơn chống thấm có chuẩn kỹ thuật hay không. Vì vậy, cần lưu ý đến những quy trình sau:

  1. Chuẩn bị bề mặt thi công chống thấm

Chuẩn bị bề mặt thi công chống thấm

Vệ sinh tường thật sạch, nhẵn mịn là bước quan trọng đầu tiên để đảm bảo quá trình chống thấm đạt được độ chính xác cao, các vật liệu chống thấm bám dính tốt.

  • Đối với tường nhà, sử dụng giấy ráp, giấy nhám, giấy mài tường để mài thô, mài tinh, cho ra một bề mặt tường sạch sẽ, bằng phẳng và nhẵn mịn trước khi sơn.
  • Đối với nền nhà, sử dụng máy đầm nhà để nén chặt nền. Tránh trường hợp có khoảng không, khe hở trên sàn sẽ gây ra hiện tượng thấm dột, sụt lún sàn.
  1. Thi công sơn lót cho bề mặt (tùy vào từng loại sơn chống thấm)

Đối với những công trình sử dụng sơn chống thấm màu, bạn cần tiến hành thi công 1-2 lớp sơn lót trước khi sơn chống thấm. Loại sơn lót thường sử dụng có màu trắng với lớp sơn thật mỏng và sơn vài lần. Việc này không những giúp bề mặt sơn đều đặn hơn mà còn giảm chi phí cho việc sơn phủ.

Sau khi sơn lớp thứ nhất phải để khô hẳn thì mới tiến hành sơn lớp thứ 2. Khoảng thời gian nghỉ giữa 2 lớp sơn này là vài giờ đồng hồ.

  1. Thi công sơn chống thấm

Thi công sơn chống thấm

Bước 1: Pha sơn theo tỷ lệ

  • Đối với chống thấm xi măng: chuẩn bị hỗn hợp sơn chống thấm theo tỉ lệ 0.5L nước: 1kg xi măng: 1kg sơn chống thấm. Sử dụng máy khuấy chuyên dụng để trộn đều hỗn hợp.

* Ngoài ra bạn cũng có thể lựa chọn các loại sơn chống thấm pha xi măng sẵn để dùng trực tiếp mà không cần pha.

Mua ngay sản phẩm: Sơn Chống Thấm Pha Xi Măng Mykolor Passion Water Proof Cement-Based

  • Đối với sơn chống thấm màu: loại sơn chống thâm này thường được pha trộn sẵn trong các thùng/ lon. Bạn chỉ cần sử dụng máy khuấy chuyên dụng để trộn đều sơn lên.

Mua ngay sản phẩm: Sơn Chống Thấm WaterGuard

Bước 2: Thi công sơn phủ 1 lớp sơn chống thấm kín bề mặt tường cần chống thấm

Bước 3: Để 4 tiếng cho bề mặt tường khô hẳn

Bước 4: Thi công sơn phủ lớp thứ hai, hoàn thành quy trình sơn chống thấm

Những lưu ý khi sơn chống thấm

Những lưu ý khi sơn chống thấm

Thời điểm thi công sơn chống thấm: Nên thi công sơn chống thấm vào những ngày có thời tiết khô ráo, mùa khô, tránh trời mưa ẩm làm ảnh hưởng đến chất lượng của lớp sơn.

Số lớp sơn: Nếu sơn lót 2 lớp thì chỉ cần sơn 1 lớp sơn chính. Nếu có điều kiện kinh tế, bạn có thể sơn thêm lớp thứ hai giúp cho công trình đẹp và chống thấm tốt, bền lâu hơn.

Nguyên tắc chống thấm ưu tiên: Với ưu điểm dễ dàng thi công cũng như chủ động trong việc bảo vệ thì chống thấm thuận từ phía nguồn nước luôn là giải pháp tối ưu nhất.

Màu sơn: Nên chọn sơn lót chống thấm màu trắng và sơn đều với độ dày vừa phải.

Lựa chọn loại sơn chống thấm: Ưu tiên sử dụng loại sơn chống thấm cao cấp, đến từ thương hiệu nổi tiếng đã được thị trường công nhận về chất lượng trong một thời gian dài.

Một số hãng sơn chống thấm uy tín như: Jotun, Dulux, Mykolor, Nippon,…mà bạn có thể tham khảo lựa chọn.

Xem thêm: Top 5 sơn chống thấm tốt nhất hiện nay

Chỉ cần áp dụng đúng nguyên tắc và quy trình sơn chống thấm chuẩn kỹ thuật, công trình của bạn sẽ được bảo vệ trước các tác động của thời tiết, nước mưa và độ ẩm giúp công trình luôn bền đẹp với thời gian. Không những thế, điều này còn giúp bạn tiết kiệm một khoản chi phí khá lớn để khắc phục hiện tượng thấm nước nếu chống thấm không hiệu quả.

Bình luận

Bình luận

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: xin đừng copy em